Văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà chuẩn và cách sắm lễ đón tài lộc

Bởi xephangdanang
325 Lượt xem

Văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà là nội dung bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần quan. Vậy mâm cúng cho nghi thức này cần chuẩn bị những gì? Gia chủ phải tiến hành nghi lễ này như thế nào? Để mọi người có thể hiểu sâu hơn về chủ đề này hãy cùng xephangdanang khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

1. Sắm lễ cúng lễ tạ sau khi sửa nhà

Lễ tạ sau khi sửa nhà là một nghi thức tâm linh truyền thống của người dân Việt Nam. Để quá trình được diễn thuận lợi gia đình nên chuẩn bị mua sắm một số lễ vật như sau.

1.1 Mâm ngũ quả

Trước khi đọc văn khấn lễ tạ sửa nhà gia chủ cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết. Để thể hiện được thành kính với các vị thần linh mâm cúng phải thật đầy đủ và tươm tất. Lễ vật không cần quá long trong nhưng phải phù với văn hóa, phong tục, tập quán. Những yêu cầu cơ bản cần có trong mâm lễ vật như sau:

Một mâm lễ tạ sau khi sửa nhà sẽ gồm có đồ mặn, hoa quả và bánh kẹo. Bên cạnh đó, gia chủ còn cần các vật dụng như tiền vàng, hương hoa, nước,… Đối với lễ mặn gia đình nên chuẩn bị một bộ tam sinh (gà nguyên con, trứng gà và thịt heo đều được luộc chín). Đồng thời, không thể thiếu đồ nếp như xôi gấc hoặc bánh chưng. 

Trái cây được chuẩn bị cho lễ cúng thường là mâm ngũ quả đầy đủ màu sắc. Trong đó, mọi người nên ưu tiên chọn những loại quả có màu vàng và đỏ. Điều này giúp gia đình có thêm nhiều may mắn thịnh vượng. Tùy theo địa phương và mùa vụ mà các bạn có thể linh động thay đổi để phù hợp hơn. 

văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà

Trái cây được chuẩn bị cho lễ cúng thường là mâm ngũ quả đầy đủ màu sắc

1.2 Bộ tam sên

Các lễ vật muối trắng, gạo, rượu nếp, nước sạch, trầu cau,.. cũng cần cho nghi thức này. Ngoài ra, gia chủ nên chuẩn bị 5 cái cái oản đỏ, 5 lễ vàng tiền, 1 lọ 9 bông hồng. Cả nhà nên lưu ý chọn đồ cúng tươi ngon, sạch sẽ hợp vệ sinh để bày tỏ lòng thành tâm. Đồng thời, khi sắm đồ các bạn không nên mặc cả và chỉ thụ lộc sau khi đã hoàn thành. 

văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà

Đồ cúng phải thật tươi ngon, sạch sẽ hợp vệ sinh để bày tỏ lòng thành tâm

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Văn khấn lập bàn thờ Thần Tài mới nhất giúp lộc tài tăng tiến

2. Bài văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà

Gia chủ cần chuẩn bị trước nội dung văn khấn tạ sau khi sửa nhà trước khi nghi lễ diễn ra. Dưới đây là một gợi ý hay để mọi người có thể tham khảo: 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương.

Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. 

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần 

Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.

Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thổ Bá, Thổ Hầu, Thổ Tử, Thổ Tôn Thần Quan.

Con kính lạy hội đồng Gia Tiên nội ngoại họ ……..gia cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.

Con Tên là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các thành viên gia đình: (Tên là:……………………. Năm sinh………………….)

Hôm nay là ngày…… tháng ….. năm….. Tại địa chỉ:…………………………..

Nhân ngày lành tháng tốt, chúng con nhất tâm xin phép làm lễ tạ ơn sau khi đã hoàn thiện tu tạo sửa chữa nhà cửa, kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Phật Thánh cùng Gia tiên họ…….

Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp xứ này, nay việc tu tạo sửa chữa đã xong nhà tươi cảnh đẹp. Chúng con đội ơn các ngài đã che chở để việc sửa chữa hanh thông thuận lợi. Chúng con cầu xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch, căn nhà từ nay sinh khí tràn đầy người tươi cảnh ấm, cho gia đình. Chúng con cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.

Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, nay việc sửa chữa tu tạo đã xong chúng con sắm lễ tỏ lòng hiếu kính ơn sâu cảm tạ, cầu xin Gia tiên phù hộ cho con cháu gia đạo hưng vượng con cháu thêm công thêm việc để công thành danh toại, có quý nhân phù trợ, bốn mùa không tai ách, tám tiết được điềm lành tiếp ứng, công việc được thuận may mọi nhẽ.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

bài lễ tạ sau khi sửa nhà

Gia chủ cần chuẩn bị trước nội dung văn khấn tạ sau khi sửa nhà trước khi nghi lễ diễn ra

3. Một số lưu ý khi cúng lễ tạ sau khi sửa nhà cần biết

Sửa nhà là một sự kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến vận mệnh của con người. Cho nên gia đình nên tìm hiểu thật kỹ về chủ đề tâm linh trước khi thực hiện. Mọi người có thể tham khảo nội dung phong thủy dưới đây. 

3.1 Sửa nhà có cần cúng không?

Dân gian Việt Nam có câu “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”. Theo quan niệm tâm linh thì việc sửa nhà động chạm đến thổ thần, loang khí của trời đất. Đặc biệt, là các hoạt động xây móng, sửa nhà, nới nâng nền đất thì đều động quan. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến phần âm ảnh hưởng đến sự bình yên của gia đình. 

Sửa nhà là sự kiện hệ trọng tác động rất lớn đến vận mệnh của gia chủ về lâu dài. Do đó, cúng sau khi sửa nhà là nghi thức thất sự cần thiết. Nếu bỏ qua nghi lễ này mọi người sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài vận và hạnh phúc  Ngược lại, xem trọng yếu tố tâm linh gia đình nhận được nhiều may mắn bình an. 

văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Văn khấn bốc bát hương về nhà mới linh thiêng nhất, hút tài lộc

3.2 Sửa nhà có mượn tuổi được không?

Sửa nhà ở chung cư sẽ khiến gia chủ phạm vào họa kim lâu, tam tai, hoàng ốc,.. Tuy nhiên, nhà của bạn có vấn đề như thấm dột, bong tróc, xuống cấp. Gia đình có thể sử dụng phương pháp mượn tuổi sửa nhà. Cách làm trên đảm bảo về yếu tố phong thủy và có thể tiến hành sửa chữa.   

văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà

Gia đình có thể sử dụng phương pháp mượn tuổi sửa nhà

3.3 Mượn tuổi như thế nào cho đúng?

Tiến hành xây sửa nhà thường lấy tuổi đàn ông sẽ tốt cho phong thủy nhất. Bởi phái nam được xem là đại diện cho ngôi nhà đóng vai trò trụ cột của gia đình. Các bạn nên mượn những người có tuổi tác lớn hơn gia chủ sẽ mang lại nhiều may mắn. Người đứng ra xem tuổi phải đảm bảo không phạm hạn Tam tai, Kim Lâu, Hoàng Ốc. Đặc biệt, gia đình người này không có tang gia hay gặp vận hạn xui xẻo. 

Gia đình lưu ý không nên cùng 1 lúc có mượn tuổi sửa nhà 2 người. Đây là một điều cấm kỵ trong phong thủy bạn cần phải tránh. Trong trường hợp gia chủ chỉ sửa phần móng, mái không ảnh đến diện mạo ngôi nhà. Mọi người chỉ cần tiến hành chọn ngày đẹp để sửa mà không cần mượn tuổi. 

bài văn khấn lễ tạ sửa nhà

Nên mượn những người có tuổi tác lớn hơn gia chủ sẽ mang lại nhiều may mắn

3.4 Cần chú ý khi cúng tạ lễ

Một số điều kiêng kỵ mọi người nhất định phải lưu ý trước khi đọc văn khấn lễ tạ sửa nhà. 

  • Lễ vật được chuẩn bị phải tươi mới, sạch sẽ có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. 
  • Mâm cúng nên sắp xếp ngăn nắp, đẹp mắt để bày tỏ sự tôn trọng với bề trên.  
  • Gia chủ khô nên trả giá hay mặc cả khi mua đồ thể hiện sự không thành kính.
  • Chọn ngày giờ tốt có phong thủy hợp mệnh với gia chủ để thực hiện lễ tạ sửa nhà.
  • Người chủ trì cúng bái phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự và có thái độ nghiêm túc. Trước khi đọc văn khấn tạ sau khi sửa nhà nên xem qua để tránh đọc bị vấp, sai. 
  • Sau khi hoàn thành xong nghi thức gia chủ phải rải muối, gạo và nước. Các lễ vật như nhang, đèn,… nên cất gọn vào trong góc thờ Táo Quân.
  • Trong lúc làm lễ, mọi người cần giữ thái độ nghiêm túc, thành tâm không đùa giỡn.
văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà

Một số điều kiêng kỵ mọi người phải lưu ý trước khi làm lễ tạ sửa nhà

>>>> LIÊN QUAN: Văn khấn sau khi lau dọn bàn thờ gia tiên | Hướng dẫn chi tiết

4. Những kiêng kỵ khi cúng lễ tạ đất sửa nhà

Người ta nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” để việc sửa nhà được diễn ra thuận lợi. Mọi người cần phải chú ý kiêng kỵ những điều sau đây.

  • Nhà bếp không đặt đối diện cửa ra vào, điều này dễ làm tiền tài hao hụt.
  • Cửa trước và sau không xây thẳng hàng vì những năng lượng tốt có thể đi mất. 
  • Ở giữa nhà là Trung cung cần giữ sạch sẽ mới vận hành tốt. Bạn tránh xây dựng nhà vệ sinh ở vị trí này.
  • Gia đình không nên chọn thiết kế cầu thang xoắn ốc bởi tiền bạc sẽ dễ thất thoát.
  • Xây dựng bếp tuyệt đối không ở thẳng cửa WC, dưới cầu thang hoặc nhà vệ sinh.
  • Nên trì hoãn việc sửa nhà nếu gia đình đang trong thời gian chịu tang.
  • Sửa nhà tránh các năm tuổi Tam Tai, Kim Lâu hoặc Hoàng Ốc để không gặp xui xẻo.
văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà

Sửa nhà tránh các năm tuổi Tam Tai, Kim Lâu, Hoàng Ốc để không gặp xui xẻo

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến chủ đề văn khấn lễ tạ sau khi sửa nhà. Gia chủ nên chọn ngày giờ tốt hợp phong thủy, tránh những điều kiêng kỵ khi làm lễ. Hy vọng các thông tin chia sẻ này sẽ hữu ích với mọi người. Nếu quý độc giả còn có bất kỹ thắc nào hãy liên hệ ngay với xephangdanang nhé!

>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN