Bài Khấn Hóa Vàng Mùng 5 Tết Đầy Đủ Theo Chuẩn Cổ Truyền

Bởi xephangdanang
286 Lượt xem

Bài khấn hóa vàng mùng 5 Tết là chủ đề được đông đảo bạn đọc quan tâm. Đây được xem là tục lệ lâu đời của ông cha ta khi xưa vẫn được lưu giữ cho con cháu. Nắm bắt được sự tò mò của bạn đọc, xephangdanang đã đem đến bài viết phân tích chi tiết về nội dung này. Hãy cùng tham khảo để có cái nhìn tổng quan về các bài khấn chi tiết nhé! 

1. Lễ hóa vàng là gì? Ý nghĩa của buổi lễ

Theo truyền thống của người Việt Nam lâu đời, trước ngày lễ Tết Nguyên đán, mỗi nhà thường sẽ thực hiện các nghi thức mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng với con cháu, gia đình. Sau khi Tết kết thúc, cần thực hiện lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà, tổ tiên về trời. Tùy theo vùng miền, địa phương mà nghi thức này có thể được diễn ra từ mùng 2 tới mùng 10 tháng Giêng.

bài khấn hóa vàng mùng 5 tết

Sau khi Tết kết thúc, cần thực hiện lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà

Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, bài khấn hoá vàng mùng 5 tết ban thần tài của ông cha ta xuất hiện dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Để buổi lễ hoá vàng diễn ra một cách suôn sẻ. Bạn cần có những mẫu văn khấn hoá vàng cầu mong cho một năm mới vạn sự hanh thông, làm ăn phát đạt, sum túc. Nghi lễ thường được thực hiện bằng cách bày biện mâm cúng. Sau khi kết thúc tuần hương, các gia đình sẽ thực hiện việc đốt vàng mã cho ông bà, tổ tiên.

2. Sắm lễ mâm cúng hóa vàng chuẩn truyền thống

Để cho lễ cúng hóa vàng một cách chu đáo, tươm tất và đầy đủ. Mâm lễ cúng chuẩn truyền thống không thể thiếu những lễ vật dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!

  • Gà luộc: Đây được xem là món lễ vật không thể thiếu trong bất cứ một mâm cúng ông bà nào.
  • Bánh chưng: Tượng trưng cho đất, được xem như món quà là sự kết tinh dâng lên thần linh, ông bà tổ tiên.
  • Giò lụa: Một trong những món lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ cúng.
  • Chả nem: Là sự cầu mong anh em thuận hòa, đùm bọc, che chở lẫn nhau.
  • Dưa hành: Đây là món ăn kèm thường được chuẩn bị trong mâm cúng tổ tiên.
  • Canh măng nấu: Hình ảnh những búp măng khắc họa ý chí kiên cường, dũng mãnh của người dân Việt Nam ta.
  • Mâm ngũ quả: Trong bất kỳ dịp lễ nào cũng phải có mâm ngũ quả với đủ 5 màu sắc khác nhau. Hoa quả khi chọn phải thật tươi, tránh dập nát đem lại điềm rủi.
  • Tiền vàng, nhang, nến: Giấy tiền âm phủ trong lễ cúng hóa vàng nên chuẩn bị vừa đủ, mỗi loại 1 thếp.
  • Hoa: Thờ hoa cát tường với mong muốn mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Không nên thờ cúng những loại hoa có gai như hoa hồng và hoa ly.
  • Cùng với đó là các loại khác như rượu, trầu cau, thuốc lá….
bài khấn hóa vàng mùng 5 tết

Sắm lễ hóa vàng cho mùng 5 Tết

Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị thêm Bài khấn hóa vàng mùng 5 Tết. Lưu ý văn khấn khi hết Tết phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng và chu đáo. Trong khi khấn hóa vàng khi hết Tết, gia chủ phải thật thành tâm cầu nguyện. Đọc đầy đủ bài cúng được ghi trong tờ sớ khấn đã chuẩn bị.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Bài Văn Khấn Giao Thừa Ngoài Trời Đầy Đủ Để Rước Tài Lộc

3. Các bài khấn hóa vàng mùng 5 Tết chi tiết

Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị lễ hóa vàng. Dưới đây là một số bài khấn hóa vàng ngày mùng 5 Tết. Hãy cùng tham khảo để chuẩn bị cho bài khấn của mình đầy đủ hơn nhé! 

3.1 Bài cúng hóa vàng số 1

Nam mô a di Đà Phật (3 lần).

Con kính lạy chín hướng phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy các Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng và các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ thần Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng…, tháng Bảy, năm Nhâm Dần.

Chúng con tên là: …, tuổi: …

Hiện nay cư trú tại: …

Thành tâm dâng cúng hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình tiệc bề trên xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua. Hiện nay xin được thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin bên trên lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch. Mọi sự tốt lành, bình an con cháu được bách sự như ý, tài lộc  túc, song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

bài khấn hóa vàng mùng 5 tết

Lễ cúng hóa vàng truyền thống

>>>> ĐỪNG BỎ QUA: Bài khấn giao thừa ở cửa hàng chi tiết, cầu “mua may bán đắt”

3.2 Văn khấn hóa vàng số 2

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

Con xin kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

Con xin kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con tên là:…………………………

Ngụ đang ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày mồng….. tháng Bảy năm Nhâm Dần

Tín chủ con xin được thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu. Mong được dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân hiện đã mãn, Nguyên Đán đã qua đi, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về thiên giới.

Kính xin ân trên phù hộ độ trì cho con cháu, gia đình được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Chúng con có chút lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

4. Trình tự thực hiện hóa vàng sau Tết

Dưới đây là hướng dẫn trình tự thực hiện hóa vàng trong văn khấn hóa vàng ngày mùng 5 tết. Sau khi cúng xong, bạn phải đợi cho nén nhang cháy tàn hết. Thân chủ sẽ tạ lễ với tổ tiên rồi đem tiền vàng đi đốt thành tro. Phần tiền vàng dâng lên thần linh phải được đốt trước, sau đó phần tiền vàng hóa cho gia tiên mới được đốt.

bài khấn hóa vàng ngày mùng 5 tết

Lễ cúng hóa vàng được xem là lễ cúng rất quan trọng đối với mỗi gia đình.

Khi hóa tiền vàng, bạn nên chọn một góc sân sạch sẽ hoặc sử dụng chiếc lư để tránh ô uế, tro bay lung tung khó dọn và gây ô nhiễm môi trường. Cầu xin thần linh – gia tiên phù hộ cho con cháu trong nhà bình an, khỏe mạnh. Cuối cùng xin ban lộc và chia cho con cháu thụ lộc của thần linh và tổ tiên. Trong việc cúng khấn hóa vàng quan trọng nhất là sự thành tâm của thân chủ.

>>>> TIN LIÊN QUAN: Bài văn khấn cúng khai trương đầu năm, giúp “phát lộc phát tài”

5. Một số lưu ý khi thực hiện lễ hóa vàng suôn sẻ

Để lễ hóa vàng được thực hiện một cách suôn sẻ thì vàng mã của gia thần phải hóa trước. Sau đó bạn mới hóa phần vàng mã cúng bái cho tổ tiên. Ngoài ra, những phần vàng mã giấy cúng dành cho những người mới mất cũng nên được đốt riêng. Một số địa phương khi thực hiện văn khấn hóa vàng ngày mùng 5 Tết còn thường đặt 2 cây mía dài. Bởi vì người xưa quan niệm rằng chính cây mía sẽ là đòn gánh đưa những món quà của con cháu đến dâng cho ông bà ở âm phủ.

bài khấn hóa vàng mùng 5 tết

Tục đốt giấy tiền vàng mã sau lễ hóa vàng

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài khấn hóa vàng mùng 5 tết. Hy vọng qua bài viết của xephangdanang, bạn đọc sẽ biết thêm nhiều kinh nghiệm dân gian. Qua đó, bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn giúp đem lại tài lộc cho gia đình của mình. Nếu thân chủ có câu hỏi, thắc mắc về phong thủy hãy liên hệ qua Website để được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm tư vấn một cách sớm nhất nhé! 

>>>> KHÁM PHÁ TẤT CẢ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN